Press ESC to close

New CitysNew Citys Khám phá Việt Nam

Làm thế nào để cân bằng kênh phân phối hiện đại và truyền thống?

Tổng quan nội dung

Kênh phân phối là gì? Kênh phân phối hiện đại và truyền thống khác nhau như thế nào? Làm thế nào để cân bằng kênh phân phối hiện đại và truyền thống? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ về những vấn đề liên quan đến các loại hình phân phối phổ biến hiện nay.

Kênh phân phối là gì?

 

Kênh phân phối là một hình thức trung gian giúp doanh nghiệp phân phối các loại hình sản phẩm ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh, kênh phân phối là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng.

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối không chỉ là những hoạt động phân phối hàng hóa đến tay người dùng mà là một chuỗi hoạt động nối tiếp nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất. Hệ thống phân phối chính là cầu nối giúp cho doanh nghiệp phân bố sản phẩm ra thị trường qua nhiều hình thức khác nhau.

Kênh phân phối hiện đại

 

Kênh phân phối hiện đại là kênh phân phối hàng hóa có sự tham gia của nhiều đơn vị trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất thông qua các đơn vị trung gian để phân phối sản phẩm và dịch vụ của mình.

Các đơn vị trung gian mà doanh nghiệp phân phối bao gồm mạng xã hội, website, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiktok,… Từ đây, các nhà sản xuất hay doanh nghiệp sẽ trao quyền quản lý trực tiếp cho các bên trung gian hỗ trợ các thành viên khác trong mạng lưới. Điều này nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kênh phân phối truyền thống

 

Kênh phân phối truyền thống là một trong những kênh bán hàng có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng truyền thống. Kênh này đã có từ lâu đời trong hoạt động mua bán kinh doanh hàng hóa ở Việt Nam.

Trong kênh phân phối truyền thống, hệ thống các bên trung gian chủ yếu bao gồm các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ. Chuỗi phân phối truyền thống được diễn ra theo quy trình: Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Nhà bán lẻ – Khách hàng.

Những đặc điểm của kênh phân phối hiện đại

 

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, các kênh phân phối hiện đại giữ một vai trò rất quan trọng. Kênh phân phối hiện đại đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và của người tiêu dùng.

Kênh phân phối hiện đại

Kênh phân phối hiện đại có những ưu điểm nổi bật vượt trội hơn so với các kênh truyền thống. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì hình thức phân phối hiện đại vẫn có những nhược điểm cơ bản.

Tối ưu chi phí

 

Đặc điểm đầu tiên của hình thức phân phối hiện đại là tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với kênh truyền thống. Đó là các chi phí như chi phí thuê mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi phí duy trì cửa hàng, tiền thuê nhân sự,…Doanh nghiệp thông qua kênh phân phối hiện đại hoàn toàn có thể triển khai hệ thống phân phối qua các đơn vị trung gian khác.

Sử dụng kênh phân phối hiện đại, doanh nghiệp chỉ cần xây dựng và tối ưu các sàn thương mại điện tử, website,… thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đơn giản hóa hơn rất nhiều. Đây là đặc điểm nổi bật hơn so với hình thức phân phối truyền thống.

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

 

Hầu hết các kênh phân phối hiện đại là các kênh bán hàng online. Do đó các nhà sản xuất hay doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng thông qua các bên trung gian.

Doanh nghiệp thông qua các đơn vị trung gian để triển khai các chiến lược marketing cho sản phẩm của mình. Vì vậy sản phẩm sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn và thu hút số lượng lớn khách hàng tiềm năng. 

Không chỉ nhà sản xuất hay doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa sử dụng kênh phân phối hiện đại mà hiện nay những doanh nghiệp nhỏ hay shop bán hàng cũng kinh doanh rất tốt theo hình thức này. Kênh phân phối hiện đại giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và kinh doanh hiệu quả hơn.

Phân phối sản phẩm dễ dàng

 

Một ưu điểm của kênh phân phối hiện đại nữa đó là dễ dàng phân phối sản phẩm đến với khách hàng. Ngoài các bên trung gian quảng cáo sản phẩm còn có các bên vận chuyển chuyên nghiệp. Lúc đó sản phẩm sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng bất cứ ở đâu hay lúc nào.

Quá trình phân phối sản phẩm đến tay khách hàng vô cùng đơn giản và dễ dàng. Quy trình phân phối sản phẩm ở hình thức này cũng được kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hơn.

Tính cạnh tranh cao

 

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử phát triển và mạng xã hội trở nên phổ biến tạo ra một môi trường cạnh tranh cho cả doanh nghiệp và nhà bán buôn, bán lẻ. Bên cạnh đó các đơn vị trung gian ngày càng tăng khiến cho khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho cùng một sản phẩm.

Chi phí vận hành chuyển đổi hàng hóa và tiền bạc

 

Kênh phân phối hiện đại có các đơn vị trung gian bao gồm các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, cho nên doanh nghiệp phải đối mặt với các chi phí vận chuyển cao. Đồng thời các chi phí như đổi trả hàng hóa, các vấn đề liên quan đến sản phẩm sẽ phát sinh nhiều hơn so với kênh bán truyền thống.

Tính thông tin và bảo mật thấp

 

Hình thức phân phối bằng các kênh hiện đại có thể xảy ra nguy cơ rủi ro mất mát dữ liệu và sử dụng thông tin cá nhân. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp áp lực lớn trong việc duy trì an ninh thông tin.

Ý kiến phản hồi và đánh giá của khách hàng

 

Do phân phối sản phẩm trên nền tảng các kênh online nên người tiêu dùng dễ dàng đánh giá và phản hồi chất lượng sản phẩm. Nếu chất lượng sản phẩm không tốt sẽ khiến cho doanh nghiệp và các bên trung gian bị ảnh hưởng nhiều mặt.

Cân bằng kênh phân phối hiện đại và truyền thống

 

Kênh phân phối hiện đại đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp bán hàng và tăng doanh số. Trọng tâm của kênh phân phối hiện đại là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp tập trung vào các mối quan hệ đối tác liên tục để mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài.

Trong khi đó, kênh phân phối truyền thống thông qua các kênh trung gian như nhà bán buôn, bán lẻ, đại lý để bán hàng. Do đó số lượng thành viên trong hệ thống nhiều, trung gian phân phối đa dạng.

Cân bằng hình thức phân phối hiện đại và truyền thống

Doanh nghiệp và nhà sản xuất hầu hết sẽ vận hành kênh phân phối truyền thống để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đây là một hình thức lâu đời và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên với xu hướng phát triển công nghệ hóa hiện đại hóa thì doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải sử dụng kênh phân phối hiện đại. 

Quá trình mua sắm ngày càng tiện lợi hơn khi mà khách hàng có thể mua hàng trực tiếp qua các trang thương mại điện tử hay mạng xã hội. Việc ứng dụng hình thức phân phối hiện đại kết hợp với phân phối truyền thống sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp hay nhà bán buôn bán lẻ.

Thiết lập kênh phân phối với phần mềm DMS

 

Việc sử dụng phần mềm DMS ứng dụng vào hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phân phối hàng hóa hiệu quả. Phần mềm DMS là ứng dụng tiên tiến, có khả năng tích hợp thông minh. Việc áp dụng giải pháp DMS vào vận hành và quản lý kênh phân phối mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp:

  • Thiết lập KPIs chuyên biệt cho kênh phân phối

  • Quản lý và thiết lập công nợ chặt chẽ, linh hoạt và chi tiết

  • Quản lý điểm bán chặt chẽ giúp tăng trưởng doanh thu

Phần mềm DMS được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô 4-5 nhân sự, 20-25 nhân sự và 50-60 nhân sự. DMS giúp quản lý hiệu quả các hoạt động bán hàng, kho bãi, chi phí, từ đó nâng cao lợi nhuận kênh phân phối.

>>> Phần mềm DMS – Giải pháp giúp bạn quản lý kênh phân phối tuyệt vời!

Kết luận

 

Kênh phân phối hiện đại là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh hiện đại. Do đó doanh nghiệp phải cân bằng kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại để tiết kiệm chi phí, tối đa doanh thu trong hoạt động kinh doanh có nhiều cạnh tranh như hiện nay.

 

Share the Post:
Top 14 những quán ăn ngon Phan Thiết bạn không nên bỏ lỡ

Không chỉ có biển xanh – cát trắng – nắng vàng, top những quán ăn ngon Phan Thiết còn lôi…

Tài xế mặc áo bà ba, lái xe điện chạy trong trung tâm TP.HCM

Sáng 12-4, TP.HCM tổ chức lễ ra mắt Dự án thí điểm xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện…

Lưu ngay 13 địa điểm check-in Sài Gòn chưa bao giờ hết hot

Bỏ túi ngay 13 địa điểm check in Sài Gòn chưa bao giờ hết hot Marty Windle / Getty Images…